Danh sách Blog của Tôi

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

hinh dep 2




hinh nua











Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

chi em nha no tinh tu the :)











hinh thang em trai
















chon mau theo huong "phong thuy"

Mỗi hướng khí hậu và hướng tiếp cận công trình đều có những đặc tính khác nhau, dẫn đến màu sắc của ngôi nhà cũng có những thay đổi sao cho tương ứng.
Về hướng khí hậu, những hướng nắng gắt (như tây nam, tây) thường cần giảm bớt độ chói cũng như độ hút nhiệt, nên sử dụng những gam màu nhẹ, phối hợp dịu mắt. Trong khi đó những hướng ánh sáng yếu hơn hoặc
thời gian nhận sáng trong ngày không nhiều (như hướng đông bắc) thì nên dùng những màu tươi sáng và có thể phối hợp tương phản. Những hướng đón ánh sáng mạnh và góc chiếu sáng cao (như hướng đông nam, nam) có thể dùng màu sậm và đa dạng hơn trong cách phối các màu với nhau.
Những hướng nắng gắt nên sử dụng những gam màu nhẹ, phối hợp dịu mắt. Ảnh: SGTT
Về hướng giao tiếp, những khu vực mang tính đối ngoại của ngôi nhà cần phối hợp màu sắc chủ đạo, trong khi những mặt phụ khác thì nên căn cứ theo hướng khí hậu nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn phải có sự liên thông màu sắc giữa các mặt nhà với nhau. Việc dùng màu trên tường cũng cần căn cứ theo màu mái và màu cửa để kết hợp, trong đó màu mái hầu như là cố định, màu cửa thì phụ thuộc vào vật liệu (sắt, nhôm, gỗ, kính... và cả rèm nữa).
Thông thường, hay có sự “lây lan” lẫn nhau giữa các ngôi nhà trong sử dụng màu sắc - nhất là màu sắc ngoại thất. Có thời kỳ thiết kế chóp vòm đi với cách dùng màu chát chúa, gờ chỉ sơn phết đậm đà. Rồi xuất hiện dạng nhà Lego màu sắc tươi nguyên cùng khối hình, hoặc nhà “kiểu Pháp” dùng màu như bánh kem. Ai thích phong cách Zen (thiền) sẽ lấy màu trắng làm chủ đạo, người ưa phong cách hi-tech sẽ chọn toàn màu của nhôm kính bọc ngoài.
Một mảng màu đỏ ấn tượng làm điểm nhấn cho mặt ngoài nhà.
Nhiều nhà thiết kế đã thừa nhận, có thể làm cho một ngôi nhà đẹp (về mặt tiền nói chung và màu sắc nói riêng), nhưng khó có thể tìm ra được một dãy nhà đẹp với toàn là những ngôi nhà đẹp riêng lẻ được. Vì thế vấn đề dùng màu bên ngoài nhà vẫn đang đợi một hệ thống quy hoạch chi tiết và thống nhất, liên hệ với nhiều thành phần khác như tỷ lệ, khối dáng, khoảng lùi, cây xanh... của từng khu đô thị, từng dãy nhà. Với các khu đô thị quy hoạch ổn định đã được kiểm soát tốt về màu sắc mặt ngoài thì việc lưu tâm chính của gia chủ cùng người thiết kế là tập trung nhiều vào chọn lựa màu trong nội thất.
Sử dụng màu cho
nội thất liên quan chặt chẽ đến công năng và bề mặt quan sát. Mà những điều này thay đổi tùy theo cách bố trí nội thất cũng như mở cửa, sắp xếp lối đi lại, vật dụng… nên khá linh hoạt. Có một thực tế là dù các hãng sơn đều nghiên cứu, pha trộn đến cả nghìn màu sắc, nhưng người tiêu dùng vẫn chọn những màu được xem là “trang nhã”. Những màu quá tươi hay nổi bật, hoặc những màu nguyên thủy thường được dùng chọn lọc trong các phòng trẻ em, phòng karaoke hoặc làm điểm nhấn rải rác.
Cũng qua khảo sát tâm lý người tiêu dùng mà một số hãng sơn hiện nay đã đi sâu vào nghiên cứu các xu hướng màu sắc ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý người sử dụng, và
tìm kiếm những bảng màu tiêu biểu nhất, mang sắc thái riêng. Thậm chí có hãng sơn đã đưa ra dự báo về màu của từng năm và đề cao đặc tính của màu như cam ấm áp, xanh lá mềm mại, vàng vui vẻ, hồng trẻ trung... như những tài liệu tham khảo hữu ích, giúp khách hàng định hướng tốt hơn trong chọn lựa màu sắc cùng với nhà chuyên môn.

cat hung not ruoi

Thông thường ai cũng có nốt ruồi . Nốt ruồi có màu vàng lạt hay màu nâu v.v. Nốt ruồi phải thật đen hoặc thật đỏ mới tốt . Nốt ruồi đỏ còn gọi là nốt ruồi son .
NỐT RUỒI Ở TRÊN MẶT
-Nốt ruồi ở trán: phú quí.-Trên dỉnh đầu: có uy quyền trong xã hội.-Hai bên tai: gặp tai hoạ-Ngoài lông mày bên trái: tốt.-Trên sống mũi: khắc con-Bên trái mép miệng: bần tiện.-Sát mépmiệng: có tài ăn nói-Trên trán bên trái gần tóc: có nhiều đời chồng-Đuôi miệng bên trái nhưng nằm sát miệng: khẩu thiệt, thị phi, bần tiện.-Trong môi trên bên trái: sát con, hoặc hoạ ách.-Trên miệng bên phải ngay lỗ mũi: bần tiện-Trên lông mày phía chót của lông mày: hưởng lộc hoặc có chồng sang.- Ngay nhân trung: sanh con đôi- Gần nhân trung: đông con-Trong con mắt bên trái: hại chồng- Giữa cằm: không tốt, không hùn hạp với ai được- Dưới mắt trái ngay dưới: chồng chết sớm, nếu dàn ông có thì khóc con.- Nằn ở tai phải: có hiếu.- Dưới cằm bên trái gần giữa: sẽ có của.- Cánh mũi bên trái: bần tiện.- Dưới mí mắt bên trái màu trắng: hoạ ách-Trên môi bên trái: khẩu thiệt.-Gần nhân trung bên trái: sống lâu.-Gần tóc mai bên trái chỗ tai màu nâu: không nên đi xa.-Mắt đi ra gần tay trái, trên mắt: hại chồng
NỐT RUỒI TRÊN THÂN THỂ
-Nằm ở eo bên hông phải: thông minh-Sau dầu chỗ gáy gần đường mương: thuận lợi khi giao tiếp với bên ngoài-Hai bên vai màu hồng: hậu vận phát đạtĐưới cổ bên trái: xấu, bần tiện, trở ngại đường đời-LÒng bàn tay phải gần ngón út: quý tử-Giữa yết hầu: không tốt, bần tiện-Eo bên tay trái: thông minh-Nốt ruồi chung quanh ngực: phú quý-Ở bụng phía bên mặt: quý nhân phù hộ- Dưới ngực bên phải gần bụng: làm việc như ý-Trên lưng tay phải gần vai: con người rộng rãi-Ở cổ giữa hai vai: trí tuệ-Phía sau chỗ bả vai tay phải: có nhiều tài vặt.-Nốt ruồi ở hai khuỷu tay: giàu có, phú quý.-Nốt ruồi ở dầu khuỷu tay: tai ách.-Trong hai cánh tay: bị tai nạn bất ngờ.-Phía trên sau hai bắp vế: phúc đức.-Ở đỉnh đầu gối: có nhiều tài sản.-Ở ống chân: bôn ba đau khổ.-Trên nhũ hoa: có nhiều con cái.-Giữa nhũ hoa: phúc thọ.- Dưới nhũ hoa: có nhiều tiền của-Ngay rốn: phúc lộc, quý tử.-Nằm ở uy đầu: sống lâu

thanh Vinh



Thành Vinh hơn 220 tuổi hôm nay đã vững chãi mà bước qua một chặng dài, qua rất nhiều biến thiên và thăng trầm của lịch sử. Từ trên Dũng Quyết nhìn về, thành phố xinh đẹp trải dài, rạng rỡ dưới kia, dường như ta đang nghe vẳng đâu đây tiếng ngựa hý, gươm khua nơi dựng Phượng Hoàng Trung Đô của người anh hùng áo vải Tây Sơn một thủa... Tháng Tám này, khách xa tìm về thành Vinh, thấy một Vinh tươi trẻ đang bừng sắc trong màu áo công nghiệp, nơi những công trình, đô thị đang mọc lên hối hả. Xin hãy cùng lắng lại trong xao động của những ngày Thu lịch sử nơi thành phố Đỏ anh hùng, để hoài niệm về một Vinh xưa, với những phố nhỏ chạy dài miên man, những thành quách, miếu mạo, trường tồn cùng thời gian là chứng tích cho một thành Vinh còn mãi dấu tiền nhân. Danh xưng Vinh Vinh, tên ban đầu là Kẻ Ván. Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vĩnh, Vĩnh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ


Đền Hồng Sơn những năm đầu thế kỷ 20 - Ảnh Tư liệu
Vinh Doanh là tên trấn thời Lê, có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh. Thôn này sau là làng Vĩnh Yên, thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc. Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây có chợ Vĩnh và sông nhỏ Vĩnh Giang. Thôn/làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành, cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa danh Việt Nam, thì vì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên gọi Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh). Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy Nhơn và Phan Thiết. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này. Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần dần phát triển về phía nam. Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1914) và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành thị xã Vinh-Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng). Đây là loại thành phố cấp ba (commune). Khi Việt Nam giành được độc lập, Vinh trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An. Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Vinh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Trong những năm chiến tranh, Vinh là một trong những thành phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất. Sau chiến tranh, thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông Đức và Liên Xô như kiểu các đại lộ to, rộng và các dãy nhà chung cư. Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lỵ tỉnh Nghệ Tĩnh, và từ năm 1991, trở lại tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An. Thành cổ Nghệ An Năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm phía tây bắc núi Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1884 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Mãi đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá o­ng theo kiểu Vô-băng (Vô-băng là tên một tướng Pháp có sáng kiến thiết kế kiểu thành này). Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412 m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m², bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1000 lính Thanh Hoá, 4000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá o­ng từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền.



Cửa Hữu - thành cổ Vinh - Ảnh: Tư liệu
Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa tiền là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, Cửa Hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh và án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Tỉnh Nghệ an và Thành phố Vinh đã có quy hoạch khôi phục lại di tích và cải tạo thành một công viên văn hoá lớn của thành phố. Chùa Diệc Là một trong những chùa đẹp ở thành phố Vinh. Theo các tài liệu ghi lại, chùa này có từ thời nhà Trần, mái chùa lợp tranh. Qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp, đầu thế kỷ 19 mới được lợp ngói. Đặc biệt lần trùng tu năm 1930 có sự tham gia của nhiều quan lại triều đình Huế, một số tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân. Kinh phí quyên góp được 2.590 đồng Đông Dương, 9 mẫu, 5 sào, 1 thước ruộng. Từ đó Chùa Diệc cổ trở thành một công trình kiến trúc văn hoá tâm linh đặc sắc của người dân thành Vinh bấy giờ. Qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, Chùa Diệc cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại cổng tam quan rêu phong, lở lói. Thấy được giá trị của chùa, tỉnh và thành phố đã có kế hoạch khôi phục trong nay mai, tạo nên điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh, tạo thêm vẻ đẹp cho kiến trúc cho Thành Vinh. Đền Trìa Di tích nằm ở Làng Đỏ (Lộc Đa - Đức Thịnh, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An). Đền được xây dựng năm 1813, trước đây người trong làng thường gọi là Đền Lộc. Đền thờ một vị tướng có công trong sự nghiệp chống giặc Thanh được phong là Thượng Đẳng Thần. Cổng ra vào có vòm cao đẹp, có 4 rồng chầu hai bên, có tam toà. Bên trong có Thượng điện, Trung điện, Hạ điện nguy nga, hai bên đền có 2 nhà tả vu và hữu vu, mỗi nhà có 2 gian để tiếp khách, hiện chỉ còn nhà thượng điện và hạ điện.

Đình Trung, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở Làng Đỏ - Anh :Tư liệu
Năm 1991, xã Hưng Lộc xin được một số kinh phí trùng tu, sửa chữa theo nguyên trạng. Đền được công nhận là Di tích lịch sử ngày 26/6/1995 theo Quyết định 2233 của Bộ văn hoá thông tin. Đền Hồng Sơn Đền Hồng Sơn trước dây có tên là Võ Miếu thờ Quan Công tức Quan Vân Trường, có tài dụng võ trong thời Tam quốc, sau này có hợp tự một số đền trên thành phố về, từ đó có thờ nhiều vị thần, thánh trong đó có thờ: Vua Hùng Vương, Thánh Mẫu và Trần Hưng Đạo. Đền được xây dựng từ xưa và được trùng tu, hoàn thiện nhiều lần dưới triều Nguyễn. Trùng tu lần thứ nhất vào năm 1838, trùng tu lần thứ hai năm 1898, dựng lại nhà Hạ Điện với quy mô lớn như ngày nay. Công trình bao gồm: Cổng đền, Hồ bán nguyệt, Tiền sảnh, Tháp chuông, Hạ điện, Trung điện, Thượng điện,Tả vu, Hữu vu. Hàng năm Đền Hồng sơn có 3 lễ hội lớn diễn ra vào các dịp: Giỗ Đức Thánh Mẫu (2 và 3 tháng ba âm lịch), Giỗ Đức Hùng Vương (9 và 10 tháng ba âm lịch) và Giỗ Trần Hưng Đạo (19 và 20 tháng tám âm lịch). Chùa Cần Linh Chùa được xây dựng từ thời Lê, trên một vùng đất, trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh). Chùa thờ Phật Thich Ca - Vị tổ của Đạo Phật và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong Chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5208 m², gồm có các kiến trúc sau: Tam quan, Bái đường, Chính điện, Tăng đường, nhà Tả vu, Hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều các ngày lễ. Đền thờ Trần Trùng Quang Đền thuộc địa phận xã Hưng Lộc - Thành phố Vinh, thờ vị vua Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng. Đền được xây dựng từ thời Lê, trùng tu hoàn thiện vào thời Nguyễn. Di tích bao gồm: Đền thờ và khu lăng mộ. Lễ hội đền thờ Trần Trùng Quang là lễ hội gắn với di tích. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, 19 và 20 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đền Đức Hoàng Mười Nằm trên tỉnh lộ 8 Vinh - Hưng nguyên cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 2 km là di tích đền đức Hoàng Mười thờ Đại Vương Nguyễn Duy Lạc hiệu Tuấn Sảng Siêu Loài Hiển Đức. Đền được xây dựng từ thời Lê, do chiến tranh bị dỡ đi nơi khác và được khôi phục năm 1995. Bao gồm: Bái đường và Hậu cung. Ngoài ra còn có di tích phụ trợ là: Mộ ông Hoàng Mười, đài Trung Thiên, lăng Cô Chín quần tụ xung quanh. Lễ hội Đền diễn ra mỗi năm hai lần
(PT-TH Vinh) Ngày 05/8/1964 Đế quốc sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc bộ” đã leo thang đánh phá miền Bắc nước ta.
TP Vinh là một trong những trọng điểm bị không quân đế quốc phá hoại trong ngày đầu tiên miền Bắc đánh Mỹ. Cùng với toàn miền Bắc quân và dân TP Vinh đã bẻ gãy các đợt tấn công của kẻ thù, làm nên chiến thắng trận đầu vang dội. Chiến thắng trận đầu có máu xương, sự hy sinh của những người đã xả thân vì quê hương đất nước.
Đã 45 năm trôi qua kể từ ngày 05/8/1964. Mọi thứ đều đã đổi thay, nhưng điều đó không làm cho ông Nguyễn Xuân Hợp quên được những ngày chiến đấu sôi nổi. Ngày đó ông là Đội trưởng đội Dân quân tự vệ Khu phố 5, tham gia trực chiến, cứu thương, tiếp đạn cho bộ đội. Tiếp đó ông xung phong vào đội cảm tử rà phá bom mìn của TP, có nhiệm vụ bảo vệ phà Bến Thủy, bảo đảm an toàn và thông suốt cho tuyến giao thông chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam. Trong những ngày tháng sục sôi chiến đấu, ông Nguyễn Xuân Hợp không còn nhớ mình đã tham gia phá bao nhiêu quả bom, đối diện bao nhiêu hiểm nguy. Nhưng vì miền nam ruột thịt, vì độc lập tự do của Tổ quốc những người như ông đã không ngại gian khổ, hy sinh Ông Nguyễn Xuân Hợp - Khối 2 - Phường Trung Đô kể lại: “Cách thức phá một quả bom là dùng sợi dây dài nỗi với thùng phi có nam châm, bên này 6 người, bên kia 6 người kéo đi kéo lại cho đến khi nào bom phát nổ nếu là bom từ trường. Còn nếu không nổ thì phải dùng cách khác...”
Sinh ra và lớn lên trên chính vùng đất Trung Đô, trưởng thành trong khói lửa của chiến tranh, ông Nguyễn Xuân Hợp nói rằng mình là người may mắn. May mắn không chỉ vì ông đã sống và được chứng kiến những đổi thay của quê hương đất nước mà còn được cống hiến sức lực cho TP trong những ngày đầu miền Bắc chia lửa với chiến trường miền Nam. Nhớ lại ngày 05/8 cách đây vừa tròn 45 năm ông Hợp nói: Trận đầu tiên đé quốc Mỹ đánh cháy tàu đoàn kết. Lúc đó lực lượng cứu hỏa của thị xã Vinh đến chữa cháy nhưng vòi phun nước bị mắc kẹt dưới lòng sông. Tôi xin xung phong lặn xuống gỡ…”
Đối với những thế hệ sinh ra sau năm 1975 thì thật khó hình dung sự khốc liệt của chiến tranh cũng như những mất mát, hy sinh của một thế hệ mà lý tưởng sống gắn liền với khát khao hòa bình thống nhất của toàn dân tộc. Ông Đặng Ngọc Việt - Phường Đội Trưởng Phường Trung Đô – TP Vinh nói: “Những người như bác Nguyễn Xuân Hợp đã có những đóng góp rất lớn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Góp phần vào chiến thắng …”
Vùng đất Phượng Hoàng -Trung Đô xưa, nay cuộc sống đang đổi thay từng ngày. Không còn tiếng súng và bóng dáng của bom đạn chiến tranh, nhưng lịch sử quê hương sẽ không bao giờ quên công ơn của thế hệ cha ông đã xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Cho quan lau – cho bac ki
Buổi nói chuyện của tôi đã không diễn ra. Mấy anh em bàn nhau, hỏi ý kiến các bậc cao niên đáng kính đã chuyển thành cuộc gặp mặt trao đổi quanh chủ đề Quá khứ hào hùng và xây dựng vùng Di tích Lịch sử - Văn hoá đặc biệt Trường Thi - Bến Thuỷ. Anh Chế lấy xe máy đón tôi chở đến nhà anh Thanh Đồng. Nhà anh ở khối 8 phường Trường Thi.

Vừa đi vừa hỏi, tôi không nhớ đường tự cười cái sự dớ dẩn của mình. Tôi vẫn khoe với bạn hữu rằng một anh lính trinh sát như tôi, lúc lắc bên mình tấm bản đồ quân sự Vinh - Bến Thuỷ thì không chỗ nào tôi không tỏ tường. Tôi nhớ vị trí của từng cái giếng cổ, giếng khơi nước trong vắt trong và ngọt hơn nước mưa của Vinh. Thế mà giờ đây như một tay lang bạt lơ ngơ, hỏi đường mà thấy tự xấu hổ trong lòng. Từ khi anh Thanh Đồng chị Bông xây nhà, có số hẳn hoi, nơi ở thành phường tôi đã đến mấy lần vậy mà vẫn quên. Có lẽ do Vinh thay đổi nhanh quá còn trong trí nhớ của tôi phần khói bom nó làm cho mù mờ vẫn hiện lên lồ lộ một khu địa bằng, chỉ toàn cát là cát với một mương nước nông sờ. Anh Thanh Đồng đang ốm, chị Bông vợ anh ra mở chiếc cổng sắt nhỏ, với mấy thanh sắt được hàn đơn sơ. Người phụ nữ quê Quảng Bình với vầng trán rộng, miệng tươi, dáng thấp đậm rất thân quen với tôi lởi sởi : - Anh ốm chú ạ. Chú vô khi mô ? Anh đâu cột sống chú ơi ! Nghe tiếng gọi anh bảo tui : “Tiếng chú đó” mà chưa dậy được, giục tui ra. Bữa qua thằng cháu Hải đưa ba đi khám họ còn nói u tiền liệt tuyến nữa. Chả thấy ông lo lắng chi, ông bảo đến cái tuổi bịnh rồi, kệ hắn. Đang chớp thời gian đọc và viết. Ơ … hai chú vào nhà đi. Anh Đồng để râu dài, tóc bạc trắng vẫn dựng lên ở trước trán. Đến nhà lấn nào có các cháu thì cung kính gọi bằng bác xưng em còn nếu chỉ có hai ông bà thì vẫn gọi là anh chị xưng em gần gũi thân thiết như ngày nào. Anh Đồng sửa tư thế ngồi ngay ngắn, nhìn anh cái vẻ ốm yếu bay đâu mất. Lại thấy hiện lên tư thế Tổng biên tập một tờ báo rồi sau là Phó Trưởng phòng Tuyên huấn quân khu. - Chú chuyển từ một người thuyết trình sang buổi họp mặt trao đổi là trúng đó. Công việc của nhiều người, trí tuệ của nhiều người, ước nguyện của nhiều người. Một vài người thì có thể để nước chảy bèo trôi, cho qua, hay là quên lãng song là người Vinh, người xứ Nghệ thì không khi mô quên được phải không hai chú. Anh cười nhỏ nhẹ chuyển giọng : - Chú thấy Vinh thay đổi có nhanh không ? Tôi thấy Vinh từ hoang tàn vươn lên đứng dậy còn nhanh hơn cả Phù Đổng. Mười năm sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước còn lúng túng dò tìm. Còn hơn hai mươi năm sau đổi mới thì Vinh rộng lớn từng ngày. Hiện đại lên từng tháng, từng năm. Nhưng phải cảnh báo chú ạ. Người ta vin cớ dựng xây quên đi, rồi vì lợi ích trước mắt của một vài người, có thể một nhóm người xoá đi những dấu tích của một thời cách mạng, một thời bom lửa. Báo chí phải lên tiếng, văn nghệ phải lên tiếng, cái tiếng cất lên của báo chí, của văn học nghệ thuật khi nào cũng thay mặt cho dân, cho văn hoá, cho những gì còn tồn tại lâu bền. Không nói đâu xa cái Quán Lau còn tồn tại từ thời Trường Thi vừa mới rồi cũng có một dự án định nuốt mất. Cả tôi và anh Chế đều như vươn dậy. Tôi ngồi bên anh không dấu được niềm vui. - Dấu tích của nhà máy xe hoả Trường Thi hả anh ? Anh ơi, hồi Vinh đang chiến đấu em dẫn anh em trinh sát đi tìm những trận địa dự bị phòng khi trận địa chính bị đánh ác liệt có chỗ cơ động, đã lội khắp khu Trường Thi để tìm vị trí Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi mà không xác định thật chính xác được. Anh Đồng cười vui, từ lúc đến nhà mới thấy anh cười như thế, nhìn mặt anh tôi biết anh phải nén đau : - Chú biết từ Bắc vô Vinh gặp Quán Hành trước, rồi Quán Bầu, Quán Bánh, xuống gần bến Thuỷ lại có Quán Gió. Đi về phía Cửa Đông thì gặp Quán Lau. Quán Lau chính là vị trí của Nhà máy xe lửa Trường Thi. Ở đây có Chợ Bắc Kỳ. Cái tên nghe hơi lạ, khiến người mới nghe tò mò tìm hiểu. tôi có đọc một số tài liệu, hiểu ra thì hắn như thế này. Quán Lau - Chợ Bắc Kỳ hai địa danh riêng thành ra như một tên ghép. Theo các tài liệu đáng tin cậy thì sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) chính quyền đô hộ Pháp mở rộng khai thác Đông Dương. Vinh - Bến Thuỷ trở thành đô thị công nghiệp lớn nhất Bắc miền Trung và Trung Lào. Tôi có đọc một tài liệu do giám đốc thư viện tỉnh Nghệ An cung cấp trong đó có những số liệu đáng tin cậy như sau : Một số thống kê cho thấy số công nhân tại Vinh - Bến Thuỷ trong thời gian trước và sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là trên dưới 8000 người. Mặc dù số lao động ở từng nhà máy thống kê không cùng thời điểm, có sự xê dịch thời gian ít nhiều nhưng nhìn chung tổng số lao động ở Vinh - Bến Thuỷ thường ở khoảng 7000 người. Số lượng này gần sát với thống kê trong niên giám của người Pháp. Tỷ lệ lao động của công nhân ở các lĩnh vực như sau : - Công nhân lĩnh vực giao thông vận tải : trên 3500 người chiếm khoảng 50% - Công nhân trong lĩnh vực chế biến lâm - thuỷ sản và sản xuất diêm : khoảng gần 2500 người chiếm khoảng 30% - Công nhân các hãng buôn và những nhà máy khác còn lại : khoảng 1000 người chiếm 14% Theo thống kê trên đến năm 1925 khu công nghiệp Trường Thi - Bến Thuỷ đã có 25 nhà máy, xí nghiệp và 35 công ty thương mại của người Pháp, Người Việt, người Hoa. Thống kê trên còn cho thấy rằng ở Vinh - Bến Thuỷ thời kỳ này đã có đội ngũ công nhân đại công nghiệp (theo cách phân định của Cac Macx). Lực lượng công nhân này tập trung đông đảo nhất trong lĩnh vực giao thông vận tải. trong đó công nhân cơ khí giao thông chiếm số đông trong sở Hoả xa quận I (Hoàng Mai, ngọc Lâm) Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi và xưởng Đề Pô. Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi thành lập năm 1908 khi đó có 3700 công nhân. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhà máy được hiện đại hoá, các máy móc tối tân được đưa từ Pháp qua, thay thế lao động thủ công. số công nhân giảm xuống còn 1700 người. Xưởng Đề Pô trong ga vinh có 400 công nhân ngoài ra còn có 550 công nhân cơ khí sửa chữa ô tô trong các hãng tư nhân người Pháp, người Việt, người Hoa ở ba cơ sở đại tu : Phạm Văn Phú, Bạch Thái Đào và xưởng Xa Ma Nan. Bộ phận công nhân hình thành sớm nhất ở Vinh - Bến Thuỷ thuộc lĩnh vực chế biến lâm sản và sản xuất diêm. Bộ phận công nhân chế biến lâm sản bắt đầu xuất hiện năm 1897 khi công ty Lâm sản và Thương mại Trung Kỳ xây dựng nhà máy cưa và xưởng chế biến gỗ. Năm 1904 nhà máy có 7 người Âu và 400 người Việt. Nhà máy cưa Lao Xiêng thuộc công ty Lào khi mới hình thành có 3 người Âu và 60 người Việt. Nam 1922 Công ty Lâm sản và Diêm Đông Dương (gọi tắt là SIFA) lập nhà máy cưa XI RI có 300 công nhân. Nhà máy cưa Ba Đình có 100 công nhân. Nhà máy cưa Thái Hợp có 120 công nhân. Nhà máy cưa A Đri A Tích (Adriantich) có 500 công nhân. Ngoài số làm việc tại nhà máy cưa, tại Vinh - Bến thuỷ có khoảng 750 công nhân làm việc tại nhà máy diêm của XI FA. Cũng tài liệu trên có nhận xét như sau : “Đại bộ phận các công nhân làm việc trong các nhà máy tại Vinh - Bến thuỷ đều xuất thân từ nông dân mấy huyện xung quanh và gần thành phố Vinh. Riêng trường hợp Nhà máy xe lửa Trường Thi thì lực lượng lao động đông đảo công nhân là người dân Bắc Kỳ được điều vào làm tại đây. Số người này được tuyển từ trường Bách nghệ, các trường kỹ thuật ở Hà Nội và vùng xung quanh. Những người thợ cưa và thợ mộc chuyên nghiệp được tuyển dụng là những thợ thủ công nổi tiếng ở các huyện lân cận như thợ mộc ở Thái Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh, thợ mộc, thợ nề làng Vang, Hưng Nguyên, Nghệ An. Một hồi ký của công nhân Vinh - Bến thuỷ ghi lại : “Không có ruộng đất để sản xuất bà con nông dân ở xung quanh vào làm công nhân, vào làm thợ nhà máy rất đông. Làng Yên Dũng Hạ và phố Đệ Cửu không gia đình nào không có người làm công trong nhà máy. Có gia đình cha mẹ vợ con đều là công nhân trong nhà máy Diêm. Có thể nêu trường hợp làng Yên Dũng nơi Pháp chọn đặt nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi để chứng minh sự gắn bó giữa công nhân và gia đình họ, gắn bó với văn hoá làng. Làng Yên Dũng có 1300 mẫu ruộng. Năm 1902 Pháp lấy 102 mẫu đất để xây dựng nhà máy. Năm 1918 lại lấy thêm 300 mẫu để làm sân bay. Năm 1929 lấy tiếp 300 mẫu. Ngoài ruộng nhà chùa 40 mẫu, ruộng địa chủ 300 mẫu, diện tích còn lại khồng đầy 300 mẫu. Dân các làng quanh Vinh - Bến Thuỷ đổ vào thành phố trở thành công nhân. Niên giám kinh tế đông Dương thuộc pháp (Từ năm 1923 đến năm 1929) cho biết : Cho đến năm 1929 Vinh - Bến Thuỷ có khoảng trên 7000 công nhân. So với dân số Nghệ An lúc bấy giờ là 1.016.000 người thì số công nhân chiếm khoảng 7%. Nhưng nếu so sánh với dân số thành phố Vinh - Bến Thuỷ khoảng 18.000 người thì thì lực lượng công nhân chiếm 38% (Xin nhắc lại là lực lượng công nhân chiếm tới 38% dân số). Nếu so sánh với Đà Nẵng, Quảng Nam có số công nhân vào loại đông nhất Nam Trung Kỳ có khoảng 4.600 người. Số này không đông bằng Vinh, không ở tập trung mà ở rất rải rác cả ở Hội An, cả mỏ vàng Bồng Miêu và các đồn điền. Trở lại cái địa danh Quán Lau và cái tên Ghép Quán Lau - Chợ Bắc Kỳ có thể nghĩ rằng chợ ấy phục vụ chủ yếu 3.700 công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, hoặc có thể là hầu hết trong số trên dưới 8.000 công nhân Vinh - Bến thuỷ (Con số niên giám của Pháp là trên 7000 công nhân). đời sống công nhân công nghiệp trông vào đồng lương còm cõi. Sáng ra chợ ăn quàng xiên lót bụng. Bữa cơm trưa, cơm chiều thì ăn cơm đầu ghế mà ngày nay gọi là Cơm bụi. Có tính chất tập trung tự nhiên cơ học người công nhân công nghiệp ở Quán Lau - Chợ Bắc Kỳ. Các nhà lãnh đạo cách mạng đã nhạy bén nắm bắt được tính chất gắn bó với nông dân (Vợ con, gia đình, chòm xóm) tập trung lực lượng công nhân đông đảo, có trình độ giác ngộ nhất định để tuyên truyền tập hợp lực lượng. Anh Thanh Đồng nhìn tôi và anh Chế, ánh mắt tinh nhanh cho biết: Ngay vị trí Quán Lau cho thấy tầm nhìn nhạy bén của lãnh đạo phong trào Xô Viết. Từ các hướng đường số 1, nông dân Nghi Lộc, Diễn Châu đổ về, từ Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương chảy vô theo hướng cửa Tây, từ Bến Thuỷ lên có dân Nghi Xuân, Đức Thọ và cuộc tập hợp lực lượng lịch sử thành cuộc mít tinh khổng lồ ngày mùng 1 tháng 5 năm 1930, lần đầu tiên liên minh Công - Nông xuất hiện thành lực lượng cách mạng to lớn kéo về Bến Thuỷ nơi có nhà máy diêm XI FA và nhiều xí nghiệp, nhà máy khác diễn thuyết, mít tinh, đòi quyền sống, treo cờ Đảng trên cột đèn tại ngã ba. Thực dân Pháp đàn áp thẳng tay, nổ súng bắn chết hai anh Trần cảnh Bình và Nguyễn Đôn Nhân. Sự nổi dậy của quần chúng, tính chất vũ trang, sự sống còn trong đấu tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ được chứng minh ngay trong cuộc biểu tình Công – Nông vĩ đại này. Anh Thanh Đồng nhìn thẳng vào hai chúng tôi : - Nói xây dựng truyền thống Vinh - Bến Thuỷ phải nói từ Xô Viết 1930 – 1931. Vinh bây giờ là thành phố loại I, nay mai sẽ càng phát triển rộng lớn hơn cả về diện tích và tầm ảnh hưởng với cả Bắc miền Trung và lối đi ra biển của cả vùng Trung của nước bạn Lào. Vì vậy cần khẳng định vị trí của Trường Thi - Bến Thuỷ mà dấu tích còn lại trên thực địa thì Quán Lau có thể coi là duy nhất. Chú sang đơn vị phòng không bảo vệ Vinh xem nhờ bản đồ địa hình quân sự vẫn còn ghi địa danh Quán Lau, vẫn còn địa danh khu nhà máy Trường Thi tô màu đậm ký hiệu khu đô thị đó. Nói tóm lại đặt vấn đề xây dựng vùng di tích Lịch sử - Văn hoá đặc biệt Trường Thi - Bến Thuỷ là rất trúng. Ghi dấu lại cả một thời đại cách mạng và kháng chiến chống ngoại xâm. Tôn vinh khí phách anh hùng người Vinh - Bến Thuỷ. Tôn vinh Văn hoá xứ Nghệ, tôn vinh văn hoá dải đất miền Trung nơi tụ hội tinh hoa văn hoá nhiều vùng miền. công việc lớn, đầy trách nhiệm trước lịch sử, người lãnh đạo, người giữ trọng trách không thể để trôi qua. Tôi bây giờ đã là một cựu chiến binh, một thứ dân, năm nay 78 tuổi, tuổi ta là 79 sức đã giảm nhưng cây bút vẫn còn vững tay, cần bàn thêm lời tôi vẫn góp.

choi ghitar

thanh Vinh - Nghe An







Thành Vinh hơn 220 tuổi hôm nay đã vững chãi mà bước qua một chặng dài, qua rất nhiều biến thiên và thăng trầm của lịch sử. Từ trên Dũng Quyết nhìn về, thành phố xinh đẹp trải dài, rạng rỡ dưới kia, dường như ta đang nghe vẳng đâu đây tiếng ngựa hý, gươm khua nơi dựng Phượng Hoàng Trung Đô của người anh hùng áo vải Tây Sơn một thủa...

Tháng Tám này, khách xa tìm về thành Vinh, thấy một Vinh tươi trẻ đang bừng sắc trong màu áo công nghiệp, nơi những công trình, đô thị đang mọc lên hối hả. Xin hãy cùng lắng lại trong xao động của những ngày Thu lịch sử nơi thành phố Đỏ anh hùng, để hoài niệm về một Vinh xưa, với những phố nhỏ chạy dài miên man, những thành quách, miếu mạo, trường tồn cùng thời gian là chứng tích cho một thành Vinh còn mãi dấu tiền nhân.

Danh xưng Vinh

Vinh, tên ban đầu là Kẻ Ván. Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vĩnh, Vĩnh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ.










Đền Hồng Sơn những năm đầu thế kỷ 20 - Ảnh Tư liệu


Vinh Doanh là tên trấn thời Lê, có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh. Thôn này sau là làng Vĩnh Yên, thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc. Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây có chợ Vĩnh và sông nhỏ Vĩnh Giang. Thôn/làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành, cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa danh Việt Nam, thì vì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên gọi Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh).

Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy Nhơn và Phan Thiết. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này. Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần dần phát triển về phía nam.

Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1914) và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành thị xã Vinh-Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng). Đây là loại thành phố cấp ba (commune).

Khi Việt Nam giành được độc lập, Vinh trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An. Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Vinh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Trong những năm chiến tranh, Vinh là một trong những thành phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất. Sau chiến tranh, thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông Đức và Liên Xô như kiểu các đại lộ to, rộng và các dãy nhà chung cư.

Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lỵ tỉnh Nghệ Tĩnh, và từ năm 1991, trở lại tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An.

Thành cổ Nghệ An

Năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm phía tây bắc núi Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1884 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Mãi đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá o­ng theo kiểu Vô-băng (Vô-băng là tên một tướng Pháp có sáng kiến thiết kế kiểu thành này). Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412 m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m², bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1000 lính Thanh Hoá, 4000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá o­ng từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền.










Cửa Hữu - thành cổ Vinh - Ảnh: Tư liệu



Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa tiền là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, Cửa Hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh và án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Tỉnh Nghệ an và Thành phố Vinh đã có quy hoạch khôi phục lại di tích và cải tạo thành một công viên văn hoá lớn của thành phố.

Chùa Diệc

Là một trong những chùa đẹp ở thành phố Vinh. Theo các tài liệu ghi lại, chùa này có từ thời nhà Trần, mái chùa lợp tranh. Qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp, đầu thế kỷ 19 mới được lợp ngói. Đặc biệt lần trùng tu năm 1930 có sự tham gia của nhiều quan lại triều đình Huế, một số tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân. Kinh phí quyên góp được 2.590 đồng Đông Dương, 9 mẫu, 5 sào, 1 thước ruộng. Từ đó Chùa Diệc cổ trở thành một công trình kiến trúc văn hoá tâm linh đặc sắc của người dân thành Vinh bấy giờ. Qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, Chùa Diệc cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại cổng tam quan rêu phong, lở lói. Thấy được giá trị của chùa, tỉnh và thành phố đã có kế hoạch khôi phục trong nay mai, tạo nên điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh, tạo thêm vẻ đẹp cho kiến trúc cho Thành Vinh.

Đền Trìa


Di tích nằm ở Làng Đỏ (Lộc Đa - Đức Thịnh, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An). Đền được xây dựng năm 1813, trước đây người trong làng thường gọi là Đền Lộc. Đền thờ một vị tướng có công trong sự nghiệp chống giặc Thanh được phong là Thượng Đẳng Thần. Cổng ra vào có vòm cao đẹp, có 4 rồng chầu hai bên, có tam toà. Bên trong có Thượng điện, Trung điện, Hạ điện nguy nga, hai bên đền có 2 nhà tả vu và hữu vu, mỗi nhà có 2 gian để tiếp khách, hiện chỉ còn nhà thượng điện và hạ điện.










Đình Trung, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở Làng Đỏ - Anh :Tư liệu



Năm 1991, xã Hưng Lộc xin được một số kinh phí trùng tu, sửa chữa theo nguyên trạng. Đền được công nhận là Di tích lịch sử ngày 26/6/1995 theo Quyết định 2233 của Bộ văn hoá thông tin.

Đền Hồng Sơn


Đền Hồng Sơn trước dây có tên là Võ Miếu thờ Quan Công tức Quan Vân Trường, có tài dụng võ trong thời Tam quốc, sau này có hợp tự một số đền trên thành phố về, từ đó có thờ nhiều vị thần, thánh trong đó có thờ: Vua Hùng Vương, Thánh Mẫu và Trần Hưng Đạo.

Đền được xây dựng từ xưa và được trùng tu, hoàn thiện nhiều lần dưới triều Nguyễn. Trùng tu lần thứ nhất vào năm 1838, trùng tu lần thứ hai năm 1898, dựng lại nhà Hạ Điện với quy mô lớn như ngày nay. Công trình bao gồm: Cổng đền, Hồ bán nguyệt, Tiền sảnh, Tháp chuông, Hạ điện, Trung điện, Thượng điện,Tả vu, Hữu vu.

Hàng năm Đền Hồng sơn có 3 lễ hội lớn diễn ra vào các dịp: Giỗ Đức Thánh Mẫu (2 và 3 tháng ba âm lịch), Giỗ Đức Hùng Vương (9 và 10 tháng ba âm lịch) và Giỗ Trần Hưng Đạo (19 và 20 tháng tám âm lịch).

Chùa Cần Linh

Chùa được xây dựng từ thời Lê, trên một vùng đất, trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh). Chùa thờ Phật Thich Ca - Vị tổ của Đạo Phật và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong Chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5208 m², gồm có các kiến trúc sau: Tam quan, Bái đường, Chính điện, Tăng đường, nhà Tả vu, Hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều các ngày lễ.

Đền thờ Trần Trùng Quang

Đền thuộc địa phận xã Hưng Lộc - Thành phố Vinh, thờ vị vua Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng. Đền được xây dựng từ thời Lê, trùng tu hoàn thiện vào thời Nguyễn. Di tích bao gồm: Đền thờ và khu lăng mộ. Lễ hội đền thờ Trần Trùng Quang là lễ hội gắn với di tích.
Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, 19 và 20 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Đền Đức Hoàng Mười

Nằm trên tỉnh lộ 8 Vinh - Hưng nguyên cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 2 km là di tích đền đức Hoàng Mười thờ Đại Vương Nguyễn Duy Lạc hiệu Tuấn Sảng Siêu Loài Hiển Đức. Đền được xây dựng từ thời Lê, do chiến tranh bị dỡ đi nơi khác và được khôi phục năm 1995. Bao gồm: Bái đường và Hậu cung. Ngoài ra còn có di tích phụ trợ là: Mộ ông Hoàng Mười, đài Trung Thiên, lăng Cô Chín quần tụ xung quanh. Lễ hội Đền diễn ra mỗi năm hai lần


(PT-TH Vinh) Ngày 05/8/1964 Đế quốc sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc bộ” đã leo thang đánh phá miền Bắc nước ta.


TP Vinh là một trong những trọng điểm bị không quân đế quốc phá hoại trong ngày đầu tiên miền Bắc đánh Mỹ. Cùng với toàn miền Bắc quân và dân TP Vinh đã bẻ gãy các đợt tấn công của kẻ thù, làm nên chiến thắng trận đầu vang dội. Chiến thắng trận đầu có máu xương, sự hy sinh của những người đã xả thân vì quê hương đất nước.


Đã 45 năm trôi qua kể từ ngày 05/8/1964. Mọi thứ đều đã đổi thay, nhưng điều đó không làm cho ông Nguyễn Xuân Hợp quên được những ngày chiến đấu sôi nổi. Ngày đó ông là Đội trưởng đội Dân quân tự vệ Khu phố 5, tham gia trực chiến, cứu thương, tiếp đạn cho bộ đội. Tiếp đó ông xung phong vào đội cảm tử rà phá bom mìn của TP, có nhiệm vụ bảo vệ phà Bến Thủy, bảo đảm an toàn và thông suốt cho tuyến giao thông chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam. Trong những ngày tháng sục sôi chiến đấu, ông Nguyễn Xuân Hợp không còn nhớ mình đã tham gia phá bao nhiêu quả bom, đối diện bao nhiêu hiểm nguy. Nhưng vì miền nam ruột thịt, vì độc lập tự do của Tổ quốc những người như ông đã không ngại gian khổ, hy sinh Ông Nguyễn Xuân Hợp - Khối 2 - Phường Trung Đô kể lại: “Cách thức phá một quả bom là dùng sợi dây dài nỗi với thùng phi có nam châm, bên này 6 người, bên kia 6 người kéo đi kéo lại cho đến khi nào bom phát nổ nếu là bom từ trường. Còn nếu không nổ thì phải dùng cách khác...”


Sinh ra và lớn lên trên chính vùng đất Trung Đô, trưởng thành trong khói lửa của chiến tranh, ông Nguyễn Xuân Hợp nói rằng mình là người may mắn. May mắn không chỉ vì ông đã sống và được chứng kiến những đổi thay của quê hương đất nước mà còn được cống hiến sức lực cho TP trong những ngày đầu miền Bắc chia lửa với chiến trường miền Nam. Nhớ lại ngày 05/8 cách đây vừa tròn 45 năm ông Hợp nói: Trận đầu tiên đé quốc Mỹ đánh cháy tàu đoàn kết. Lúc đó lực lượng cứu hỏa của thị xã Vinh đến chữa cháy nhưng vòi phun nước bị mắc kẹt dưới lòng sông. Tôi xin xung phong lặn xuống gỡ…”



Đối với những thế hệ sinh ra sau năm 1975 thì thật khó hình dung sự khốc liệt của chiến tranh cũng như những mất mát, hy sinh của một thế hệ mà lý tưởng sống gắn liền với khát khao hòa bình thống nhất của toàn dân tộc. Ông Đặng Ngọc Việt - Phường Đội Trưởng Phường Trung Đô – TP Vinh nói: “Những người như bác Nguyễn Xuân Hợp đã có những đóng góp rất lớn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Góp phần vào chiến thắng …”


Vùng đất Phượng Hoàng -Trung Đô xưa, nay cuộc sống đang đổi thay từng ngày. Không còn tiếng súng và bóng dáng của bom đạn chiến tranh, nhưng lịch sử quê hương sẽ không bao giờ quên công ơn của thế hệ cha ông đã xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc.


Cho quan lau – cho bac ki



Buổi nói chuyện của tôi đã không diễn ra. Mấy anh em bàn nhau, hỏi ý kiến các bậc cao niên đáng kính đã chuyển thành cuộc gặp mặt trao đổi quanh chủ đề Quá khứ hào hùng và xây dựng vùng Di tích Lịch sử - Văn hoá đặc biệt Trường Thi - Bến Thuỷ. Anh Chế lấy xe máy đón tôi chở đến nhà anh Thanh Đồng. Nhà anh ở khối 8 phường Trường Thi.







Vừa đi vừa hỏi, tôi không nhớ đường tự cười cái sự dớ dẩn của mình. Tôi vẫn khoe với bạn hữu rằng một anh lính trinh sát như tôi, lúc lắc bên mình tấm bản đồ quân sự Vinh - Bến Thuỷ thì không chỗ nào tôi không tỏ tường. Tôi nhớ vị trí của từng cái giếng cổ, giếng khơi nước trong vắt trong và ngọt hơn nước mưa của Vinh. Thế mà giờ đây như một tay lang bạt lơ ngơ, hỏi đường mà thấy tự xấu hổ trong lòng. Từ khi anh Thanh Đồng chị Bông xây nhà, có số hẳn hoi, nơi ở thành phường tôi đã đến mấy lần vậy mà vẫn quên. Có lẽ do Vinh thay đổi nhanh quá còn trong trí nhớ của tôi phần khói bom nó làm cho mù mờ vẫn hiện lên lồ lộ một khu địa bằng, chỉ toàn cát là cát với một mương nước nông sờ.

Anh Thanh Đồng đang ốm, chị Bông vợ anh ra mở chiếc cổng sắt nhỏ, với mấy thanh sắt được hàn đơn sơ. Người phụ nữ quê Quảng Bình với vầng trán rộng, miệng tươi, dáng thấp đậm rất thân quen với tôi lởi sởi :

- Anh ốm chú ạ. Chú vô khi mô ? Anh đâu cột sống chú ơi ! Nghe tiếng gọi anh bảo tui : “Tiếng chú đó” mà chưa dậy được, giục tui ra. Bữa qua thằng cháu Hải đưa ba đi khám họ còn nói u tiền liệt tuyến nữa. Chả thấy ông lo lắng chi, ông bảo đến cái tuổi bịnh rồi, kệ hắn. Đang chớp thời gian đọc và viết. Ơ … hai chú vào nhà đi.

Anh Đồng để râu dài, tóc bạc trắng vẫn dựng lên ở trước trán. Đến nhà lấn nào có các cháu thì cung kính gọi bằng bác xưng em còn nếu chỉ có hai ông bà thì vẫn gọi là anh chị xưng em gần gũi thân thiết như ngày nào.

Anh Đồng sửa tư thế ngồi ngay ngắn, nhìn anh cái vẻ ốm yếu bay đâu mất. Lại thấy hiện lên tư thế Tổng biên tập một tờ báo rồi sau là Phó Trưởng phòng Tuyên huấn quân khu.

- Chú chuyển từ một người thuyết trình sang buổi họp mặt trao đổi là trúng đó. Công việc của nhiều người, trí tuệ của nhiều người, ước nguyện của nhiều người. Một vài người thì có thể để nước chảy bèo trôi, cho qua, hay là quên lãng song là người Vinh, người xứ Nghệ thì không khi mô quên được phải không hai chú. Anh cười nhỏ nhẹ chuyển giọng :

- Chú thấy Vinh thay đổi có nhanh không ? Tôi thấy Vinh từ hoang tàn vươn lên đứng dậy còn nhanh hơn cả Phù Đổng. Mười năm sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước còn lúng túng dò tìm. Còn hơn hai mươi năm sau đổi mới thì Vinh rộng lớn từng ngày. Hiện đại lên từng tháng, từng năm. Nhưng phải cảnh báo chú ạ. Người ta vin cớ dựng xây quên đi, rồi vì lợi ích trước mắt của một vài người, có thể một nhóm người xoá đi những dấu tích của một thời cách mạng, một thời bom lửa. Báo chí phải lên tiếng, văn nghệ phải lên tiếng, cái tiếng cất lên của báo chí, của văn học nghệ thuật khi nào cũng thay mặt cho dân, cho văn hoá, cho những gì còn tồn tại lâu bền. Không nói đâu xa cái Quán Lau còn tồn tại từ thời Trường Thi vừa mới rồi cũng có một dự án định nuốt mất.

Cả tôi và anh Chế đều như vươn dậy. Tôi ngồi bên anh không dấu được niềm vui.

- Dấu tích của nhà máy xe hoả Trường Thi hả anh ? Anh ơi, hồi Vinh đang chiến đấu em dẫn anh em trinh sát đi tìm những trận địa dự bị phòng khi trận địa chính bị đánh ác liệt có chỗ cơ động, đã lội khắp khu Trường Thi để tìm vị trí Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi mà không xác định thật chính xác được.

Anh Đồng cười vui, từ lúc đến nhà mới thấy anh cười như thế, nhìn mặt anh tôi biết anh phải nén đau :

- Chú biết từ Bắc vô Vinh gặp Quán Hành trước, rồi Quán Bầu, Quán Bánh, xuống gần bến Thuỷ lại có Quán Gió. Đi về phía Cửa Đông thì gặp Quán Lau. Quán Lau chính là vị trí của Nhà máy xe lửa Trường Thi. Ở đây có Chợ Bắc Kỳ. Cái tên nghe hơi lạ, khiến người mới nghe tò mò tìm hiểu. tôi có đọc một số tài liệu, hiểu ra thì hắn như thế này. Quán Lau - Chợ Bắc Kỳ hai địa danh riêng thành ra như một tên ghép. Theo các tài liệu đáng tin cậy thì sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) chính quyền đô hộ Pháp mở rộng khai thác Đông Dương. Vinh - Bến Thuỷ trở thành đô thị công nghiệp lớn nhất Bắc miền Trung và Trung Lào.

Tôi có đọc một tài liệu do giám đốc thư viện tỉnh Nghệ An cung cấp trong đó có những số liệu đáng tin cậy như sau : Một số thống kê cho thấy số công nhân tại Vinh - Bến Thuỷ trong thời gian trước và sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là trên dưới 8000 người.

Mặc dù số lao động ở từng nhà máy thống kê không cùng thời điểm, có sự xê dịch thời gian ít nhiều nhưng nhìn chung tổng số lao động ở Vinh - Bến Thuỷ thường ở khoảng 7000 người. Số lượng này gần sát với thống kê trong niên giám của người Pháp. Tỷ lệ lao động của công nhân ở các lĩnh vực như sau :

- Công nhân lĩnh vực giao thông vận tải : trên 3500 người chiếm khoảng 50%

- Công nhân trong lĩnh vực chế biến lâm - thuỷ sản và sản xuất diêm : khoảng gần 2500 người chiếm khoảng 30%

- Công nhân các hãng buôn và những nhà máy khác còn lại : khoảng 1000 người chiếm 14%

Theo thống kê trên đến năm 1925 khu công nghiệp Trường Thi - Bến Thuỷ đã có 25 nhà máy, xí nghiệp và 35 công ty thương mại của người Pháp, Người Việt, người Hoa.

Thống kê trên còn cho thấy rằng ở Vinh - Bến Thuỷ thời kỳ này đã có đội ngũ công nhân đại công nghiệp (theo cách phân định của Cac Macx). Lực lượng công nhân này tập trung đông đảo nhất trong lĩnh vực giao thông vận tải. trong đó công nhân cơ khí giao thông chiếm số đông trong sở Hoả xa quận I (Hoàng Mai, ngọc Lâm) Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi và xưởng Đề Pô. Nhà máy Sửa chữa xe lửa Trường Thi thành lập năm 1908 khi đó có 3700 công nhân.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhà máy được hiện đại hoá, các máy móc tối tân được đưa từ Pháp qua, thay thế lao động thủ công. số công nhân giảm xuống còn 1700 người. Xưởng Đề Pô trong ga vinh có 400 công nhân ngoài ra còn có 550 công nhân cơ khí sửa chữa ô tô trong các hãng tư nhân người Pháp, người Việt, người Hoa ở ba cơ sở đại tu : Phạm Văn Phú, Bạch Thái Đào và xưởng Xa Ma Nan.

Bộ phận công nhân hình thành sớm nhất ở Vinh - Bến Thuỷ thuộc lĩnh vực chế biến lâm sản và sản xuất diêm. Bộ phận công nhân chế biến lâm sản bắt đầu xuất hiện năm 1897 khi công ty Lâm sản và Thương mại Trung Kỳ xây dựng nhà máy cưa và xưởng chế biến gỗ. Năm 1904 nhà máy có 7 người Âu và 400 người Việt. Nhà máy cưa Lao Xiêng thuộc công ty Lào khi mới hình thành có 3 người Âu và 60 người Việt. Nam 1922 Công ty Lâm sản và Diêm Đông Dương (gọi tắt là SIFA) lập nhà máy cưa XI RI có 300 công nhân. Nhà máy cưa Ba Đình có 100 công nhân. Nhà máy cưa Thái Hợp có 120 công nhân. Nhà máy cưa A Đri A Tích (Adriantich) có 500 công nhân. Ngoài số làm việc tại nhà máy cưa, tại Vinh - Bến thuỷ có khoảng 750 công nhân làm việc tại nhà máy diêm của XI FA.

Cũng tài liệu trên có nhận xét như sau : “Đại bộ phận các công nhân làm việc trong các nhà máy tại Vinh - Bến thuỷ đều xuất thân từ nông dân mấy huyện xung quanh và gần thành phố Vinh. Riêng trường hợp Nhà máy xe lửa Trường Thi thì lực lượng lao động đông đảo công nhân là người dân Bắc Kỳ được điều vào làm tại đây. Số người này được tuyển từ trường Bách nghệ, các trường kỹ thuật ở Hà Nội và vùng xung quanh.

Những người thợ cưa và thợ mộc chuyên nghiệp được tuyển dụng là những thợ thủ công nổi tiếng ở các huyện lân cận như thợ mộc ở Thái Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh, thợ mộc, thợ nề làng Vang, Hưng Nguyên, Nghệ An.

Một hồi ký của công nhân Vinh - Bến thuỷ ghi lại : “Không có ruộng đất để sản xuất bà con nông dân ở xung quanh vào làm công nhân, vào làm thợ nhà máy rất đông. Làng Yên Dũng Hạ và phố Đệ Cửu không gia đình nào không có người làm công trong nhà máy. Có gia đình cha mẹ vợ con đều là công nhân trong nhà máy Diêm.

Có thể nêu trường hợp làng Yên Dũng nơi Pháp chọn đặt nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi để chứng minh sự gắn bó giữa công nhân và gia đình họ, gắn bó với văn hoá làng. Làng Yên Dũng có 1300 mẫu ruộng. Năm 1902 Pháp lấy 102 mẫu đất để xây dựng nhà máy. Năm 1918 lại lấy thêm 300 mẫu để làm sân bay. Năm 1929 lấy tiếp 300 mẫu. Ngoài ruộng nhà chùa 40 mẫu, ruộng địa chủ 300 mẫu, diện tích còn lại khồng đầy 300 mẫu.

Dân các làng quanh Vinh - Bến Thuỷ đổ vào thành phố trở thành công nhân. Niên giám kinh tế đông Dương thuộc pháp (Từ năm 1923 đến năm 1929) cho biết : Cho đến năm 1929 Vinh - Bến Thuỷ có khoảng trên 7000 công nhân. So với dân số Nghệ An lúc bấy giờ là 1.016.000 người thì số công nhân chiếm khoảng 7%. Nhưng nếu so sánh với dân số thành phố Vinh - Bến Thuỷ khoảng 18.000 người thì thì lực lượng công nhân chiếm 38% (Xin nhắc lại là lực lượng công nhân chiếm tới 38% dân số). Nếu so sánh với Đà Nẵng, Quảng Nam có số công nhân vào loại đông nhất Nam Trung Kỳ có khoảng 4.600 người. Số này không đông bằng Vinh, không ở tập trung mà ở rất rải rác cả ở Hội An, cả mỏ vàng Bồng Miêu và các đồn điền.

Trở lại cái địa danh Quán Lau và cái tên Ghép Quán Lau - Chợ Bắc Kỳ có thể nghĩ rằng chợ ấy phục vụ chủ yếu 3.700 công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, hoặc có thể là hầu hết trong số trên dưới 8.000 công nhân Vinh - Bến thuỷ (Con số niên giám của Pháp là trên 7000 công nhân). đời sống công nhân công nghiệp trông vào đồng lương còm cõi. Sáng ra chợ ăn quàng xiên lót bụng. Bữa cơm trưa, cơm chiều thì ăn cơm đầu ghế mà ngày nay gọi là Cơm bụi. Có tính chất tập trung tự nhiên cơ học người công nhân công nghiệp ở Quán Lau - Chợ Bắc Kỳ.

Các nhà lãnh đạo cách mạng đã nhạy bén nắm bắt được tính chất gắn bó với nông dân (Vợ con, gia đình, chòm xóm) tập trung lực lượng công nhân đông đảo, có trình độ giác ngộ nhất định để tuyên truyền tập hợp lực lượng. Anh Thanh Đồng nhìn tôi và anh Chế, ánh mắt tinh nhanh cho biết: Ngay vị trí Quán Lau cho thấy tầm nhìn nhạy bén của lãnh đạo phong trào Xô Viết. Từ các hướng đường số 1, nông dân Nghi Lộc, Diễn Châu đổ về, từ Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương chảy vô theo hướng cửa Tây, từ Bến Thuỷ lên có dân Nghi Xuân, Đức Thọ và cuộc tập hợp lực lượng lịch sử thành cuộc mít tinh khổng lồ ngày mùng 1 tháng 5 năm 1930, lần đầu tiên liên minh Công - Nông xuất hiện thành lực lượng cách mạng to lớn kéo về Bến Thuỷ nơi có nhà máy diêm XI FA và nhiều xí nghiệp, nhà máy khác diễn thuyết, mít tinh, đòi quyền sống, treo cờ Đảng trên cột đèn tại ngã ba. Thực dân Pháp đàn áp thẳng tay, nổ súng bắn chết hai anh Trần cảnh Bình và Nguyễn Đôn Nhân. Sự nổi dậy của quần chúng, tính chất vũ trang, sự sống còn trong đấu tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ được chứng minh ngay trong cuộc biểu tình Công – Nông vĩ đại này.

Anh Thanh Đồng nhìn thẳng vào hai chúng tôi :

- Nói xây dựng truyền thống Vinh - Bến Thuỷ phải nói từ Xô Viết 1930 – 1931. Vinh bây giờ là thành phố loại I, nay mai sẽ càng phát triển rộng lớn hơn cả về diện tích và tầm ảnh hưởng với cả Bắc miền Trung và lối đi ra biển của cả vùng Trung của nước bạn Lào. Vì vậy cần khẳng định vị trí của Trường Thi - Bến Thuỷ mà dấu tích còn lại trên thực địa thì Quán Lau có thể coi là duy nhất. Chú sang đơn vị phòng không bảo vệ Vinh xem nhờ bản đồ địa hình quân sự vẫn còn ghi địa danh Quán Lau, vẫn còn địa danh khu nhà máy Trường Thi tô màu đậm ký hiệu khu đô thị đó. Nói tóm lại đặt vấn đề xây dựng vùng di tích Lịch sử - Văn hoá đặc biệt Trường Thi - Bến Thuỷ là rất trúng. Ghi dấu lại cả một thời đại cách mạng và kháng chiến chống ngoại xâm. Tôn vinh khí phách anh hùng người Vinh - Bến Thuỷ. Tôn vinh Văn hoá xứ Nghệ, tôn vinh văn hoá dải đất miền Trung nơi tụ hội tinh hoa văn hoá nhiều vùng miền. công việc lớn, đầy trách nhiệm trước lịch sử, người lãnh đạo, người giữ trọng trách không thể để trôi qua. Tôi bây giờ đã là một cựu chiến binh, một thứ dân, năm nay 78 tuổi, tuổi ta là 79 sức đã giảm nhưng cây bút vẫn còn vững tay, cần bàn thêm lời tôi vẫn góp.


tho que huong


Về Thăm Nhà Cảm Tác
Tác Giả: Quách Tấn

Quê người dong ruổi bấy nhiêu lâu
Vườn cũvề thăm cảnh dãi dầu!
Trống trải ba gian nhà nhện choán
Ngửa nghiên bốn mặt giậu bìm leo!
Cội tùng bóng ngả sương rơi lệ!
Ngã trúc mây che cuốc giục sầu
Lẳng lặng bên thềm ôn chuyện cũ...
Giật mình ngỡ đến chốn nào đâu...




Qua Vùng Quan Họ
Tác Giả: Trần Nhật Lam

Người ơi, mở bãi san đồi
Cánh cò mới sải cho trời rộng thêm
Mùa xuân đất thở mầm lên
Tôi nâng ngọn sáo, tặng em sớm này
Lúc cao lúc lả cánh bay
Véo von lòng trúc mà say lòng người
Áo ai bền sắc non tươi
Phải bao chiu chắt trong đời mới thanh?
Bãi kia mía ngọt dâu lành
Phải bao máu thắm cho thành đất ươm?
Bến sao lại gọi bến Thương
Non sao non Cội em thường ngóng theo!
Lăn hoài hòn đá chẳng rêu
Câu ca hát mãi trong veo giếng làng
Như câu ngọc đáp câu vàng
Như trời với nước dịu dàng nhìn nhau
Như đèn hiểu hết đêm thâu
Như em biết dải sông Cầu đợi anh...